KỸ THUẬT ĐI DÂY DIỆN ÂM TƯỜNG AN TOÀN

KỸ THUẬT ĐI DÂY DIỆN ÂM TƯỜNG AN TOÀN

Hình ảnh những đường dây điện lằng nhằng, dăng nhợ không còn xuất hiện nhiều trong các căn nhà phố. Thay vào đó, nhờ kỹ thuật đi dây điện âm tường đã tăng thêm tính thẩm mỹ, an toàn cho những công trình xây dựng nói chung hay nhà ở nói riêng.

Thế nào là đi dây điện âm tường?

Đi dây điện âm tường là phương pháp thiết kế, lắp đặt hệ thống mạch điện chìm. Nhiều nhất là cách đi dây điện ẩn bên trong tường hoặc dưới mặt đất, trên trần nhà.

Việc đi dây điện âm tường được áp dụng với các loại dây sau:

  • Dây cấp nguồn chính
  • Dây chiếu sáng
  • Dây điện động lực: thang máy, cửa cuốn
  • Dây cáp điện thoại
  • Dây cáp mạng nội bộ, mạng ADSL
  • Dây cáp tivi
  • Và một số loại dây điện trong công trình dân dụng khác

Kỹ thuật đi dây điện âm tường

Đi dây điện âm tường không những đòi hỏi tính toán hợp lý sao cho vừa thẩm mỹ vừa an toàn, tiết kiệm chi phí và thuận lợi cho quá trình sữa chữa về sau. Vì vậy mà đi dây điện âm tường cũng đòi hỏi kỹ thuật đúng, kinh nghiệm thi công.

Xác định vị trí các thiết bị trong nhà

là việc đầu tiên trong quy trình kỹ thuật đi dây điện âm tường. Thông qua bản vẽ thiết kế, xác định vị trí các thiết bị điện để có được bản vẽ thiết kế điện. Bản vẽ thiết kế điện không chỉ giúp bạn đi dây điện chính xác, dễ dàng mà bản vẽ được lưu trữ phục vụ công tác sửa chữa, mở rộng thêm mạch điện sau này.

Cần lưu ý đến độ cao an toàn, tránh xa tầm với của trẻ em để sắp xếp và xác định vị trí các thiết bị điện. Bên cạnh đó có thể chú ý hạn chế tối đa nguy hiểm khi bất ngờ xảy ra như sự cố thiên tai, bão lũ.

Thiết kế sơ đồ hệ thống mạch điện

Từ vị trí các thiết bị điện lập được sơ đồ hệ thống mạch điện với việc đi các đường dây sao cho thẩm mỹ, tiết kiệm dây và hợp lý với công năng từng phòng.

Có thể mạch điện nổi không cần hoặc ít cần đến bản vẽ hệ thống mạch điện nhưng với mạch chìm thì không thể thiếu. Sơ đồ hệ thống mạch điện được lưu trữ để phục vụ bước sửa chữa và bảo dưỡng. Lưu giữ lại bản vẽ là điều cần thiết.

Quy trình đi dây điện âm tường

Điện luôn là mối nguy hiểm tiềm ẩn với những ai không am hiểu về lĩnh vực này. Nhiều người nghĩ việc lắp điện đơn giản, nối hai dây nối lại là xong nên nhiều người tự cho phép mình trở thành thợ điện bất đắc dĩ. Quy trình đi dây điện âm tường như sau:

Bước 1: Vẽ sơ đồ đi dây trên tường

Đầu tiên dùng phấn bút để đánh dấu và vẽ đường đi dây điện theo đúng hệ thông mạch điện thiết kế từ trước.

Bước 2: Đào rãnh tường

Dùng máy cắt, máy khoan và máy đục để đào rãnh theo các đường vẽ, độ rộng hẹp, nông-sâu của rãnh phụ thuộc vào số lượng đường dây điện và chất lượng đường dây mà bạn muốn đi.

Bước 3: Đi ống nhựa

Lựa chọn loại ống nhựa có chất lượng tốt để bảo vệ đường dây điện khỏi côn trùng hay sự tác động gây mất an toàn đường dây điện vì thời gian. Đưa ống dây vào rãnh và cố định lại bằng dây kẽm.

Bước 4: Luồn dây điện âm tường

Luồn dây điện trước hoặc sau thi công đều được nhưng tốt hơn vẫn là luồn dây điện trước khi thi công. Cần kiểm tra tổng quát lại một lần trước khi tô trát hoàn thiện phần thô để không phải tốn công sức khoan đục thêm lần nữa phá vỡ vẽ thẩm mỹ và kết cấu.

Những lưu ý giúp bạn đi dây điện âm tường an toàn hơn

  • Mật độ dây điện luồn trong ống nên ở khoảng dưới 75% so với tiết diện ống
  • Không tùy tiện lắp đặt, đấu nối mạng điện trong nhà khi không có kỹ thuật chuyên ngành điện hoặc hiểu biết về điện
  • Không đi chung nhiều đường dây điện tránh trường hợp bị nhiễu thiết bị điện gây ra chập cháy đường dây. Nên chia dây thành nhiều nhánh để thuận tiện cho việc sửa chữa sau này.
  • Các đường dây âm tường đều phải được luồn trong ống bảo vệ có khả năng chống nước, chống cháy và có độ đàn hồi tốt.
  • Không nối tắt mạch điện, đặc biệt là các trục đường dây điện chính
  • Không đi dây tại các vị trí không được bảo vệ như mái nhà hay chôn dưới đất bên ngoài nhà
  • Không đục rãnh luồn dây sâu quá 1/3 độ dày của tường.
  • Tính toàn phần dây dự trữ hợp lý để tiện sử dụng về sau nếu có sự cố cần khắc phục.
  • Với các dây nóng trong cùng một đường điện phân phối, nên dùng dây có màu giống nhau. Với hai đường điện phân phối, nên dùng dây có màu khác nhau: dây nóng đường phân phối 1 màu đỏ, đường phân phối 2 màu vàng.
Bài viết khác
10+ Phong cách thiết kế văn phòng HOT nhất hiện nay

10+ Phong cách thiết kế văn phòng HOT nhất hiện nay

Cùng Xây Dựng T Home tìm hiểu Top 10+ phong cách thiết kế văn phòng qua bài viết..
CÁCH XỬ LÝ CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT

CÁCH XỬ LÝ CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT

Sàn mái là nơi chịu ảnh hưởng của môi trường. Khi nhiệt độ thay đổi..
CÓ NÊN ỐP GẠCH TƯỜNG NHÀ PHÒNG KHÁCH

CÓ NÊN ỐP GẠCH TƯỜNG NHÀ PHÒNG KHÁCH

Phòng tắm, nhà vệ sinh hay bếp là những khu vực dễ bị hoen ố do môi trường..
CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ PHỐ

CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ PHỐ

Tầng hầm là không gian mở rộng dưới lòng đất giúp chủ nhà có thêm diện..
CHIA SẺ KINH NGHIỆM XÂY NHÀ PHỐ TIẾT KIỆM

CHIA SẺ KINH NGHIỆM XÂY NHÀ PHỐ TIẾT KIỆM

Nếu bạn đang không có một chút kiến thức nào về xây dựng hoặc không có..
Thiết kế xây dựng công trình gồm nội dung gì?

Thiết kế xây dựng công trình gồm nội dung gì?

Phương án công nghệ được hiểu là giải pháp sử dụng những công nghệ tiên..