CÁCH XỬ LÝ CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT
Nguyên nhân thấm dột trần nhà
Trần nhà thấm do sàn mái rạn nứt
Sàn mái là nơi chịu ảnh hưởng của môi trường. Khi nhiệt độ thay đổi thường xuyên làm cấu trúc bề mặt không thích ứng kịp sẽ dẫn đến tình trạng co ngót betong gây ra các vết nứt chân chim, nứt cổ trần. Nước mưa từ đây len lỏi sâu vào trong thấm vào trần nhà.
Thấm nước từ nhà vệ sinh lan xuống trần
Nhà vệ sinh là nơi tiếp xúc với nước cùng các hóa chất khác thường xuyên. Bên cạnh đó là hệ thống ống nước chằng chịt. Sàn nhà vệ sinh ẩm mốc dễ gây ra tình trạng thấm trần nhà ở phòng bên dưới.
Quá trình thi công sai
Các công tác lắp dựng coffa, đan thép sàn betong, đổ betong sai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lớp sàn betong mái. Theo thời gian gây ra tình trạng nứt gãy, nước theo những vết nứt thấm sâu vào bên trong gây ra các vết loang lỗ, bong tróc trần nhà.
Thiết kế sai
Tùy vào địa chất mỗi khu vực có thiết kế kết cấu móng, cột, dầm sàn khác nhau. Nếu thiết kế kết cấu không đúng, không đủ sẽ không đảm bảo khả năng chịu lực của công trình gây ra tình trạng nứt gãy là hậu quả hiển nhiên. Từ đó trần nhà cũng bị ảnh hưởng thấm dột theo thời gian.
Xây giữa các lớp
Các vị trí cổ trần, giếng trời là nơi có sự khác biệt vật liệu giữa lớp thành gạch và betong. Sự khác biệt này dẽ dẫn đến tình trạng nứt gãy do vật liệu không liên kết với nhau. Để hạn chế nứt, gãy sự khác biệt vật liệu này bạn có thể sử dụng gia cố thép để liên kết các vật liệu.
Chống thấm sai
Nhiều chủ nhà lầm tưởng các biệt pháp chống thấm bằng cán thêm lớp vữa trên sàn hoặc lót gạch phía rên. Đây là hai cách chống thấm sai. Câu trả lời sẽ được thời gian làm rõ khi những phân tử nước nhỏ cứ len lỏi dần vào mạch gạch thấm vào trần nhà.
Như vậy, để chống thấm trần nhà hiệu quả cần bắt đầu từ việc chống thấm sàn mái, chống thấm nhà vệ sinh. Một số biện pháp dưới đây sẽ gián tiếp giúp bán chống thấm trần nhà hiệu quả.
Dùng phụ gia chống thấm trộn với vữa, betong ngay trong khi xây nhà
Trên thị trường ngành vật liệu xây dựng hiện đã có phụ gia dạng lòng dùng để trộn vữa xi măng, betong có tác dụng hạn chế sự mất hơi nước trong hỗn hợp vữa, betong. Từ đó hạn chế hoặc ngăn chặn tình trạng rạn nứt các bề mặt. Phụ gia này cũng có tác dụng làm tăng độ linh động và biến dẻo của hồ vữa.
Các chất phụ gia này chỉ là “trợ thủ” đắc lực giúp hạn chế tình trạng thấm dột chứ chưa thay thế được các chất chống thấm hiện nay.
Dùng sơn chống thấm bên ngoài bề mặt tường, trần
Ngoài chức năng thẩm mỹ thì nhiều loại sơn được phát triển kèm thêm tính năng ngăn ngừa nước thấm dột bên trong trần nhà. Tuy nhiên, hầu hết sơn chống thấm chỉ có lớp màng chống thấm mỏng. Theo thời gian chúng bị lão hóa bởi tia UV, dễ bong tróc hoặc dễ dàng bị tác động ngoại lực làm rách lớp màng này thì lớp sơn mất chức năng chống thấm. Bạn vẫn nên sử dụng thêm chất chống thấm để đảm bảo khả năng ngăn ngừa thấm dột trần nhà.
Dùng chất chống thấm
Chất chống thấm sẽ lấp đầy lỗ hổng li ti sâu bên trong hỗn hợp vữa, betong và gạch để tạo nên khả năng chống thấm cực tốt và lâu bền hơn các phương pháp khác. Thành phần của các chất này là những chất kỵ nước có khả năng liên kết chặt vào sâu bên trong và lấp đầy các mao dẫn của bề mặt thi công để ngăn nước thấm qua.
Quy trình chống thấm
- Vệ sinh: sạch bụi, vữa
- Thi công theo hướng dẫn nhà sản xuất
- Đúng định mức
- Bảo vệ lớp chống thấm
- Test nước 48h